Bat Trang, Bát Tràng

Bát Tràng

Bat Trang

Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.

Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.

Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỉ 18 và của nhà Nguyễn trong thế kỉ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lí do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.

Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Đến thế kỉ 18, nguồn đất sét trắng tại chỗ đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Không giống như tổ tiên, dân Bát Tràng vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai thác các nguồn đất mới. Từ Bát Tràng ngược sông Hồng lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều, khai thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn.

Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném ("bắt nẩy") để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kĩ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.

Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.

Việc tạo hình sản phẩm theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm Bat Trang sử dụng phổ biến kĩ thuật "đúc" hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường cớ nhiều mang, tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện. Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp đổ rót: đổ "hồ thừa" hay "hồ đầy" để tạo dáng sản phẩm.

Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách...), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn".

Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bat Trang thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm... Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.

Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu.

Bat Trang có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kì khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau: men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm; men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kĩ thuật men lam; men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỉ 16–17 và men rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỉ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỉ 17–19. Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng. Một số minh văn cho biết rõ năm sản xuất, họ tên quê quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước của người đặt hàng.

Link truy cập nhanh:
  • Ấm Chén
  • Am Chen
  • Cốc Sứ
  • Coc Su
  • Gốm Sứ
  • Gom Su
  • Lọ Hoa
  • Lo Hoa
  • Hỗ trợ trực tuyến

    Xưởng sản xuất : Lô K 15 Khu công nghiệp Bát Tràng
    Kinh doanh 1
    Bát Tràng, Bat Trang04 33603062
    Bát Tràng, Bat Trang
    Bát Tràng, Bat Trang
    Bát Tràng, Bat Tranggomphuvinh@gmail.com
    Kinh doanh 2
    Bát Tràng, Bat Trang0989140116
    Bát Tràng, Bat Trang
    Bát Tràng, Bat Trang
    Bát Tràng, Bat Tranggomsuphuvinh@gmail.com
    Bát Tràng, Bat Trang
    Ấm chén sứ Bát Tràng
     
    Thứ hai, 17/6/2013 - 13: 52
    Về thăm Bát Tràng
    Vẫn như mọi khi, ngồi trong xe áp máy vào kính mà chộp. 
    Nào là Cầu Long Biên lịch sử...

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Nào những cánh đồng...

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Có cả một ngôi chùa gì đó nữa. Cảnh rất nên thơ mà chỉ kịp chộp được một góc.

    Bát Tràng, Bat Trang

    Đường về Bát Tràng không xa, cách Cầu Chương Dương có 11- 12km gì đó, nhưng bụi kinh người vì đầy những đất cát do xe chở VLXD rắc ra bên đường, lại vừa mưa xong nên lầy lội ghê. Bẩn.

    Khoảng mươi năm trước tôi cũng đã về BT, đi xe máy, bụi không mở được mắt mà nhìn đường. Bây giờ đường xi măng nên cũng đỡ hơn.

    Và đây, làng gốm Bát Tràng đón chào quý khách.

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Tuy là làng nghề nhưng trong làng toàn nhà tầng mái ngói đỏ tươi rất hiện đại, đường cũng là đường phố. 

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Thật quý là một phố thị như vậy mà vẫn còn người yêu nghề gốm, sống bằng đất cao lanh và những chiếc lò nung nóng hầm hập, thì hôm nay chúng tôi mới có chỗ mà lang thang thế này chứ.

    Đ/c Cương là người Bát Tràng nên tình nguyện làm hướng dẫn viên DL cho cả hội. Có thế thì mới biết được những chỗ nào cần đến, chứ không thì lại chỉ lang thang vài cửa hàng ngoài mặt phố là hết, chứ làm sao biết ngõ ngách nào mà vào.

    Nói đến làm gốm chắc chắn ai cũng nghĩ ngay tới những chiếc bàn xoay quay tít (Trừ người Chăm không dùng bàn xoay mà bản thân họ xoay vòng quanh nắm đất để nặn nên sản phẩm). Và những đôi tay lành nghề, điệu nghệ vuốt nhẹ trên miếng đất cao lanh trắng đục, để rồi những chiếc cốc chiếc lọ.. dần dần hiện nên hình hài như được phù phép. 

    Vâng, đã từng là thế...

    Đã từng. Bởi bây giờ sản xuất công nghiệp rồi. Yêu cầu về hàng hoá khác xưa nhiều rồi.
    Phải nhiều,
    Phải đồng đều,
    Phải đẹp,
    Phải chuẩn,
    Và phải nhanh...

    Thợ gốm Bát Tràng không ngồi vuốt đất trên bàn xoay nữa.
    Họ làm khuôn,
    Đất cao lanh được pha thành nước, rót vào khuôn...

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Vậy là có ngay sản phẩm thô. Hic, thật nhanh gọn, thật công nghiệp.

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Bàn xoay vẫn còn, nhưng không phải để vuốt sản phẩm mà để tinh sửa các sản phẩm thô mới bóc khỏi khuôn... 

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Gọt các bavia, rũa những chỗ chưa đều rồi mài cho nhẵn...

    Rồi đến công đoạn vẽ. Có vẻ như các cậu thợ ở đây đều là hoạ sỹ cả, và họ tự vẽ lên sản phẩm chứ không phải căn ke từ mẫu vào. Nhìn nét vẽ vẫn còn đứt đoạn, không có vết in mà (đoạn cổ con rồng còn thiếu kìa).

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Rồi tô màu. Lúc chúng tôi đến đây, cả lô sản phẩm đều 'một mầu xanh xanh' thế này, chả thấy có cái nào 'chấm thêm vàng vàng', cũng chẳng thấy 'một mầu nâu nâu', 'một mầu tím tím' gì cả. Có vẻ hơi đơn điệu.

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Cũng đúng lúc một cậu thợ mang xô men ra tráng cho đống lọ đã vẽ xong.

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Tôi kêu lên:
    - Sao không đi găng vào em? Còn gì là tay!
    Cậu thản nhiên:
    - Có gì đâu mà sợ! Đeo găng không thật tay, làm không chính xác được.
    - Hoá chất ăn tay...
    - Toàn đất đấy mà. Có thạch anh nữa.
    - Thế không có gì khác à?
    - Đất thôi, chả làm sao cả.

    Nghĩa là đây chỉ là loại men rất đơn giản, thuần tuý để làm cho bóng sản phẩm và giữ màu nước vẽ. Chứ nếu các men đẹp và phức tạp thì phải có hoá chất hoặc các phụ gia nữa. 

    Về khoản này thì tôi chịu, nhưng nhớ một chương trình gì đó về gốm (xem năm ngoái) có nói rằng men đẹp nhất của gốm Bát Tràng là men rạn mới (ra đời 1-2 năm trước). Để làm men rạn, phải pha thêm vôi sống, tro và những gì gì nữa vào nước cao lanh hồng. Nếu đây là nước men rạn thì cậu thợ này chuẩn bị ngày mai bóc da tay như người ta tháo găng chứ chả đùa.
    Nhưng chuyện men cứ để đó đã, nói sau.

    Tôi lại hỏi:
    - Sao em nhúng không đều nhau, cái nhúng lâu, cái nhúng nhanh?
    - Tuỳ từng cái.
    - Tuỳ sao?
    - Cái nào dày hơn thì phải nhúng lâu hơn.

    Ah, chủ nghĩa kinh nghiệm! Tất cả đều theo cảm nhận, theo 'cữ tay' hết.

    Tráng men để khô thì SP sẽ được đưa vào lò nung. 

    Những chiếc lò nung đốt củi, đốt than nhả khói ngùn ngụt- một biểu tượng hùng tráng của nền công nghiệp sơ khai 'những nhà máy khói bay ngút trời'- bây giờ không còn ai ca ngợi, và cũng đã lùi vào dĩ vãng rồi. Thợ gốm Bát Tràng bây giờ nung SP của mình bằng lò gas, có đồng hồ theo dõi nhiệt độ, có đường ray đưa dàn SP vào và ra lò...

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Công nghiệp hoá rồi. Nên SP ra lò hầu hết đều là thành phầm, ít khi có phế phẩm. Cũng không bịcong vênh, nứt nẻ như nung thủ công nữa. 

    SP ngày càng đẹp, càng chất lượng hơn.

    Lại nhớ mươi năm trước về đây, những cảnh phơi than trên tường như thế này thấy khắp dọc đường đi. Tường nhà nào cũng nhem nhuốc, đen thui thủi. Nay chỉ còn thấy ở một đôi ngõ khuất. 

    Bát Tràng, Bat Trang 
    Đ/c Cương bảo than giờ chỉ để sấy lò hoặc làm gì đó, chứ không ai dùng lò than để nung gốm nữa. Cũng phải thôi.

    Các bài viết khác

    Bát Tràng, Bat Trang Gốm sứ Bát Tràng, ấm chén,bát đĩa sứ Bát Tràng, lọ hoa sứ Bát Tràng, đĩa làm biểu trưng làm quà tặng trong dịp tết dương lịch và tết âm lịch, Liên hoan, thành lập công ty .
    Bát Tràng, Bat Trang Đại lý , cửa hàng bán gốm sứ Bát Tràng tại Nha Trang, Khánh Hòa, QUảng Nam , Quảng Ngãi , Lâm Đồng, Bến Tre, Vũng Tầu
    Bát Tràng, Bat Trang Đại lý , cửa hàng bán gốm sứ Bát Tràng tại Huế , Đà Nẵng, Bình Thuận, NInh Thuận, Phan Thiết.
    Bát Tràng, Bat Trang Đại lý, cửa hàng cung cấp gốm sứ Bát Tràng tại Lạng Sơn, Yên Bái, Hải Phòng, Quảng NInh, Thái Bình, Nam định
    Bát Tràng, Bat Trang Đại lý cửa hàng cung cấp gốm sứ Bát Tràng tại Điện Biên, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa BÌnh, Hà Giang
    Bát Tràng, Bat Trang Đại lý, Cung cấp gốm sứ Bát Tràng tại Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu
    Bát Tràng, Bat Trang Đại lý , cửa hàng bán gốm sứ Bát Tràng tại Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh
    Bát Tràng, Bat Trang Gốm sứ Bát Tràng tại Thanh Hóa
    Bát Tràng, Bat Trang Đại lý phân phối và bán sản phẩm gốm sứ, ấm chén Bát Tràng tại Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh ( HCM )
    Bát Tràng, Bat Trang Đại lý phân phối sản phẩm gốm sứ Phú Vinh - Bát Tràng tại Hà Nội
    Bát Tràng, Bat Trang Hướng dẫn đường đi đến trung tâm làng gốm sứ Bát Tràng
    Bát Tràng, Bat Trang Dậy cách làm gốm sứ Bát Tràng : ấm chén, lọ hoa, bát đĩa sứ.. vuốt bằng tay
    Bát Tràng, Bat Trang Những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. .
    Bát Tràng, Bat Trang Cách phân biệt hàng sứ chính hãng gốm sứ Phú Vinh - Bát Tràng và hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu Phú Vinh trên thị trường
    Bát Tràng, Bat Trang Ấm chén gốm sứ Bát Tràng, sản phẩm mang truyền thống dân tộc trong những ngày Tết
    Sản phẩm
    Dịch vụ
    Đại lý đăng nhập
    CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT - GIÁ CẢ TỐT NHẤT - DỊCH VỤ TỐT NHẤT

     
    Bát Tràng, Bat Trang
      Cốc sứ trắng

    Bát Tràng, Bat Trang

    Đĩa sứ in ảnh
    Bát Tràng, Bat Trang
    Lọ hoa sứ quà tặng